Sau phiên thảo luận căng thẳng, chiều 8/12, HĐND Hà Nội đã thông qua đề xuất tăng lệ phí trước bạ ôtô dưới 10 chỗ ngồi lên 20%, phí cấp biển là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, đề xuất tăng phí trông xe máy đã bị bác.
Chiều 8/12, đại biểu HĐND Hà Nội đã thảo luận về đề xuất phí trông giữ xe máy, xe đạp và lệ phí trước bạ do UBND thành phố đề xuất.
Theo UBND Hà Nội, những năm gần đây phương tiện giao thông cá nhân (ôtô dưới 10 chỗ) tăng nhanh trong khi hạ tầng giao thông tăng chưa kịp đáp ứng gây ùn tắc giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm. Do đó, cần tăng một số loại phí để góp phần giảm ùn tắc giao thông, tăng thu ngân sách.
Cụ thể, Hà Nội đề xuất tăng lệ phí trước bạ đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi lần đầu lên 20% (hiện nay là 12%), lệ phí trước bạ lần thứ hai trở đi vẫn giữ nguyên là 12%. Phí cấp biển ôtô dưới 10 chỗ không hoạt động kinh doanh vận tải là 20 triệu đồng (hiện nay là 2 triệu đồng). Phí cấp mới giấy đăng ký kèm biển số xe máy trị giá 15-40 triệu là 2 triệu đồng, xe máy trị giá trên 40 triệu đồng là 4 triệu đồng và giữ nguyên mức phí đối với xe máy dưới 15 triệu đồng là 500.000 đồng.
Cho rằng mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô hiện hành được xây dựng từ năm 2007 không còn phù hợp, UBND TP đề xuất phí trông giữ xe đạp ở các quận và huyện Từ Liêm là 2.000 đồng/lượt, cả tháng là 50.000 đồng (tăng 25.000 đồng); xe máy thu 3.000-5.000 đồng/lượt, theo tháng là 90.000 - 120.000 đồng (tăng 45.000 - 75.000 đồng). Trông giữ ôtô trong nội thành 30.000 - 40.000 đồng/lượt 120 phút, gửi tháng tối thiểu là 1,1 triệu đồng và tối đa là 4,5 triệu đồng.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam: "Trông xe là hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận". Ảnh: Tiến Dũng. |
Không đồng tình với báo cáo của UBND thành phố, đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, trông xe là hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận nên nếu tăng phí trông giữ xe mà không tăng phí thuê hè, đường thì nên tạm dừng việc tăng phí này.
Đồng quan điểm, đại biểu Vũ Mạnh Hải nhìn nhận, trông giữ xe là vấn đề an sinh xã hội, lượng người sử dụng xe đạp, xe máy phần lớn có thu nhập thấp, có người một ngày phải gửi xe 5-6 lần nên nếu tăng phí trông xe sẽ làm tăng chi phí đáng kể của người dân.
"Hiện nay mức thu của các bãi trông giữ xe rất cao nên cần có chế tài quản lý. Phải yêu cầu niêm yết giá và nếu không thực hiện phải xử lý nghiêm", ông Hải nói.
Giải trình về vấn đề này, đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, phí trông giữ xe đạp, xe máy tăng rất ít, chỉ 1.000- 2.000 đồng, trong khi trượt giá từ năm 2004 tới nay là 70%. "Thành phố rất kiên quyết rà soát các điểm trông giữ xe trái phép. Từ nay đến Tết sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra chặt các điểm trông xe có phép về vấn đề thu phí", vị đại diện nhấn mạnh.
Phản bác lại ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Thị Thùy cho rằng, việc nói không tăng phí là không đúng bởi vé tháng tăng từ 45.000 lên 90.000 đồng, phí gửi xe nội thành tăng từ 2.000 đồng lên 5.000 đồng, và ngoại thành tăng từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng. Trong khi thu nhập của công chức chỉ hơn 2 triệu đồng, gửi xe ở chung cư đã hết 170.000- 200.000 đồng/tháng. Đặc biệt, gia đình có người ốm nằm viện phải gửi xe 5-6 lần mỗi ngày.
"Đề nghị cân nhắc phí trông giữ xe đạp, xe máy vì người dân không thể đi bộ trong khi chưa có phương tiện thay thế", nữ đại biểu chia sẻ.
Hà Nội đang quyết tâm hạn chế ôtô cá nhân. Ảnh: Hoàng Hà. |
Trước đề xuất tăng phí trước bạ đối với ôtô dưới 9 chỗ lên 20% để giảm ùn tắc giao thông, đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng điều này không công bằng đối với những người đăng ký biển 30 vì người ngoại tỉnh vẫn đi ôtô vào Hà Nội làm việc. Hơn nữa, nếu tăng lệ phí có thể xảy ra tình trạng người Hà Nội đăng ký nhờ ở tỉnh khác, gây thất thu cho ngân sách thành phố và ông đề nghị tăng đối đa 15%. Đại biểu Vũ Mạnh Hải cũng cho hay, nếu tăng lệ phí trước bạ, nhiều người sẽ không đăng ký xe ở Hà Nội.
Giải trình về vấn đề này, đại diện UBND thành phố khẳng định, việc tăng lệ phí trước bạ chỉ nhằm vào xe dưới 9 chỗ ngồi nhằm hạn chế xe du lịch. "Tôi có xe nhưng nếu đăng ký ngoại tỉnh thì tôi cũng không muốn. Cá biệt cũng sẽ có người sang tỉnh khác đăng ký nhưng không phải phần lớn".
Không đồng ý với giải trình trên, Trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội Nguyễn Hoài Nam tiếp tục tranh luận: "Tôi cảm nhận việc ban hành chính sách này không công bằng, đánh giá tác động hơi chủ quan. Thành phố phải huy động các nhà khoa học xem có giải pháp hạn chế ôtô cá nhân hiệu quả hơn".
Để làm rõ ý kiến của các đại biểu, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Quốc Hùng cho biết, hiện trung bình cứ 13 người dân Hà Nội có 1 giấy phép lái xe ôtô và 3,5 người dân có một giấy phép lái xe máy; chỉ riêng khu vực vành đai 3 đã có hơn 360.000 giấy phép lái xe ôtô. "Họ không phải làm bằng lái để chơi. Và việc tăng lệ phí trước bạ là giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông", ông Hùng nói.
Khẳng định quan điểm rằng phí trông giữ xe đạp, xe máy gần như không tăng còn phí trông giữ ôtô thì tăng cao, Phó chủ tịch Nguyễn Huy Tưởng cho hay quy định mức thu hiện nay quá thấp nên các điểm trông xe đều thu tùy tiện, thành phố khó quản lý. "Nếu không nâng giá, người trông xe vẫn thu tăng lên. Do vậy, nếu tăng phí này Hà Nội sẽ điều tiết để tăng thu cho ngân sách", ông Tưởng chia sẻ.
Sau phần thảo luận gay gắt, HĐND TP Hà Nội đã thông qua đề xuất tăng lệ phí trước bạ, phí trông giữ ôtô trên địa bàn, nhưng không thông qua đề xuất tăng phí trông giữ xe đạp, xe máy, giữ nguyên mức phí như hiện nay.
Các quy định này được thực hiện từ đầu năm 2012.
Từ Website Kia morning nhap khau
Chỉ vì chống ùn tắc tại nội đô mà phải tăng thuế trước bạ, phí cấp biển. Tại sao ta không thu phí vào nội đô như ở một số nước. Người dân mua ô tô không phải chỉ để đi vào thành phố. nếu tăng phí trước bạ, phí cấp biển là biện pháp cào bằng, trốn cái khó phải làm, hay là không thể thu được phí vào nội đô.
Trả lờiXóanhư vậy là bất công với người mới mua xe. phải đối xử công bằng giữa những người tham gia giao thông. để giảm thì phải áp dụng với tất cả xe cũ và mới, miến là xe tham gia giao thông. (ví dụ tăng phí bảo trì đường qua tiền xăng).
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn đồng ý với việc tăng phí trước bạ. Tiền thu được có thể dùng để phát triển giao thông đô thị (tầu điện ngầm, tầu điện trên cao, đường trên không, cầu vượt...) Tuy nhiên, nên phân hạng xe để có mức thuế cụ thể hơn. Thí dụ: - Đối với các xe có giá từ 300-500 triệu là một mức thuế, từ 501 triệu đến 1.2 tỷ là mức cao hơn, cần có thuế đặc biệt dành cho các xe siêu sang ... vv. Với những đại gia thì mức thuế cao này càng thể hiện được đẳng cấp. - Đối với những xe dùng cho mục đích cá nhân, tư nhân, taxi phải chịu mức thuế cao hơn các xe dành phục vụ lợi ích chung của cộng đồng (xe cấp cứu, xe hộ đê ...).
Trả lờiXóaNhiệt độ ngoài trời tại Hà nội hiện tại dưới 15 độ C, chẳng ai có điều kiện mà lại chấp nhận đi xe máy ra đường mùa này cả , họ vẫn phải chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để mua một chiếc xe mà giá trị thực tế chỉ bằng một phần ba. Với giá xe và mức thu nhập hiện tại chắc chắn 50% số hộ gia đình tại Hà nội sẽ sở hữu xe ô tô cá nhân vào những năm gần đấy. Tp Hà nội nên có những quyết sách tối ưu hơn đế hạn chế lưu lượng xe chạy trong nội thành Hà nội chứ không nên tìm cách hạn chế xe đăng ký mới tại Hà nội vì làm như thế là đi ngược với xu thế phát triển, thiệt thòi vẫn là người dân.
Trả lờiXóaTại sao các vị chỉ biết ngồi để nghĩ tăng giá hết loại phí này phí kia. Dân làm công ăn lương như chúng tôi cóp nhặt bao năm mới mơ ước để mua được chiếc ô tô. Vậy mà giờ tăng phí trước bạ, tăng lệ phí cấp biển thì tính sao đây. Giao thông thì vẫn ùn tắc vậy thôi. Tại sao các nước phát triển họ càng ngày càng có nhiều ô tô cá nhân. Các vị nên cải tổ hệ thống giao thông trước đã.
Trả lờiXóaViệc tăng tiền đóng thuế và làm biển số xe chẳng có tác dụng làm giảm ùn tắc. Mọi người thử nghĩ coi. Nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông là gì?
Trả lờiXóaThứ nhất, phương tiện giao thông quá nhiều, đặc biệt là xe máy. Trong bối cảnh bây giờ, việc giảm phương tiện giao thông như xe máy là nên chú trọng. Ở hầu hết các nước trên thế giới, người dân toàn sử dụng xe ô tô và xe bus là chủ yếu. Trong khi đó, ở Việt Nam thì sử dụng quá nhiều xe máy. Điều này vô hình chung đã làm tăng lượng khí thải vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Cứ tưởng tượng thử coi, 1 xe ô tô con thì chở được 4 người, chỉ thải 1 lượng khí thải. Trong khi đó, để chở được 4 người thì phải có đến 2 xe máy, tức là thải ra 1 lượng gấp đôi lượng khí mà ô tô đã thải ra. Giá của 1 cái ô tô có thể bằng 10 cái xe máy. Vì vậy, để hội nhập với thế giới thì theo tôi, nên tăng giá bán xe máy, tăng thuế trước bạ,... để hạn chế việc mua xe máy và cần phải có những biện pháp để khuyến khích người dân mua ô tô để giảm lượng phương tiện lưu thông trên đường.
Thứ hai, giờ tham gia giao thông của các chủ phương tiện. Việc điều chỉnh giờ làm việc của mọi người là cả một vấn đề khó khăn. Về vấn đề này thì mình tán thành với ý kiến của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Và còn nhiều nguyên nhân khác để mọi người cùng chỉ ra và có phương hướng giải quyết.
Chúng ta cứ loay hoay giảm ùn tắc bằng cách hạn chế đăng ký mới, tăng phí ... thì làm sao khuyến khích phát triển ngành công nghiệp ô tô nước nhà. Trong khi đó, người tham gia giao thông bất kể thành phần, ngành nghề sẵn sàng phạm luật bất cứ khi nào không có CSGT, còn CSGT thì "ăn" mãi lộ thành "dịch" thì làm sao cải thiện tình hình. Cần phải có chế tài thật nặng lãnh đạo CSGT địa phương bị phát hiện tham nhũng,song song triển khai chế tài người, xe vi phạm thông qua camera thì tình hình mới cải thiện được.
Trả lờiXóatôi đồng ý với ý kiến của Grace.. chúng ta nên phát triển giao thông công cộng hơn nữa. cấm xe máy trên 1 số tuyến đường ,tăng dần mật độ các đường cấm và dần dần giảm thiểu xe máy đến mức tối đa. ô tô sau đó cứ chia theo làn mà đi, sẽ k có việc chen lấn như xe máy, sẽ k có tắc đường. cái này trong ngắn hạn cũng có thể làm được, k nhất thiết phải trong dài hạn.
Trả lờiXóaTại sao HDND không tính giải pháp chuyển các trường Đại học ra ngoại thành? tại sao ko đánh thuế cao xe máy? thử hỏi khi ra đường xe máy, Tacxi xe bus ,xe tải đi thế nào trên đường???
Trả lờiXóaViệc phương tiện giao thông như oto cá nhân tăng nhiều chứng tỏ dân mình ngày càng giàu lên. Điều đó là dấu hiệu tốt chứ không phải là điều xấu mà các vị lại muốn hạn chế. Theo xu hướng phát triển chung thì dần dần oto sẽ thay thế xe máy, xe đạp. Điều đó sẽ dẫn đến một xã hội văn minh hơn, dân chúng có điều kiện hơn. Tại sao chúng ta không tạo điều kiện cho điều đó diễn ra nhanh hơn, tốt hơn mà lại tìm cách kìm hãm sự phát triển đó.
Trả lờiXóaGiải pháp tăng phí trước bạ , phí cấp biển số theo tôi nhận thấy sẽ không có hiệu quả gì cả về giải pháp chống ùn tắc giao thông ,kẹt xe....Vì tầng lớp dân đi xe hơi là dân có tiền , rất nhiều tiền - họ sẽ chấp nhận trả thêm cho dù là 50% đi chăng nữa chứ đừng nói chi là 8-10% trước bạ . Giải pháp chỉ nói lên được sự bất lực trong việc tìm ra giải pháp thực sự cho vấn nạn giao thông hiện nay mà thôi.
Trả lờiXóaTuy nhiên cũng có một điểm sáng là sẽ tăng ngân sách nhà nước. Nhưng theo tôi nghĩ việc tăng thêm ngân sách này phải lên phương án , kế hoạch để chi dùng vào việc nghiên cứu các giải pháp thì có thể xem xét ( Với điều kiện khoản dư ngân sách này phải đảm bảo tuân thủ theo các qui tắc minh bạch rõ ràng ).
Tăng phí truớc bạ và tăng phí cấp biển số chưa có ai chứng minh đuợc rằng như vậy sẽ giảm hoặc góp phần làm giảm ùn tắc giao thông.
Trả lờiXóaBiện pháp này chỉ làm tăng thu ngân sách nhà nước nhưng chi phí tăng thu này sẽ có thể không bù đắp được chi phí xử lý tình trạng mua bán sang nhượng xe không sang tên mà uỷ quyền hoặc các hệ luỵ xã hội do phương tiện không chính chủ.
Tôi cho rằng giải pháp này là không khả thi vì khi người có tiền có ý định mua ô tô thì thu phí 20 triệu hay 50 triệu đối với họ không là vấn đề. Các nhà quản lý nên xem xét giải pháp này không thì tình trạng ùn tắc giao thông vẫn giậm chân tại chỗ.
Trả lờiXóaNghe đến giải pháp này tôi đã thấy chẳng hiệu quả gì cho việc ùn tắc giao thông. Thử nghĩ kỹ xem, có 3 tầng lớp thu nhập nhé :
Trả lờiXóa1. Người giàu : Tăng thế chả nghĩa lý gì, nay xe kia, mai xe nọ mà ...
2. Người thu nhập tầm tầm: Tiết kiệm mãi mới mua đủ tiền, là niềm mơ ước thì tăng thêm chi phí cũng cố mà thực hiện ước mơ.
3. Người thu nhập thấp và nghèo : Khỏi bàn
Túm lại, tăng hay giảm vẫn chỉ phục vụ lợi ích cho nhóm người giàu thôi, còn trường hợp 2 và 3 thì khổ thân quá, tiết kiệm mãi có tý để mua xe thì nay lại bị tốn thêm ít tiền nữa. !!
Tôi cũng ko đồng tình với vấn đề này...cứ nhằm vào phí mà tăng thì cũng chẳng giải quyết được gì, ngược lại tôi còn thấy kinh tế của người dân càng khó khăn hơn. Tại các nước phát triển thì giá oto còn rẻ như cho, chỉ cần 1 tháng lương có thể mua 1 chiếc oto phù hợp chứ không quá cao như VN. Thử hỏi cho đến khi nào mới giải quyết được vấn đề này?
Trả lờiXóaHoàn toàn đồng ý với ý kiến bạn trên, dù có tăng trước bạ lên 20% và phí trong xe 40k/1luot, tôi vẫn sẽ dùng ôtô đều đều. Nhưng vấn đề là, tăng phí lên thì nhớ phải tăng chất lượng dịch vụ, ví dụ: mở rộng đường, khắc phục ổ voi, có thêm nhiều bãi giữ xe trên đường ( tránh trường hợp chạy vòng vòng chả biết gởi xe chỗ nào để vào mua ly nước mía, đó cũng là nguyên nhân gây ùn tắc đấy thưa các bác).
Trả lờiXóaCác khoản thuế và phí hiện nay đã là ngất ngưỡng so với đời sống của người dân rồi, hãy nghĩ kỹ lại đi, thu nhập thì thấp, lạm phát tăng, lãi vay chóng mặt, người dân còn đang xây xẳm, mất ăn mất ngủ vì kinh doanh yếu kém.
Trả lờiXóaTôi cũng đồng ý với ý kiến của civic2010, những ng có tiền nếu đã muốn mua ô tô thì dù có tăng thêm bn họ cũng mua được. Tôi tán thành ý kiến nên nghĩ ra giải pháp phát triển giao thông công cộng, phát triển các dịch vụ của giao thông công cộng nhất là xe bus, chính bản thân tôi rất ngại đi xe bus vì chèn ép, xe củ kỹ, tài xế phụ xe lái ẩu, rước khách ẩu, rồi móc túi ...
Trả lờiXóaTôi không hiểu mục đích tăng như vậy để làm gì, chỉ để làm tăng lạm phát thêm thôi chứ chẳng ích lợi gì cả, ví tâm lý người dùng một khi nhu cầu tăng thì sẽ kéo theo tất cả đều tăng, đối với người giàu thì vài ba chục triệu chả đáng gì cả, vì đồng tiền ngày càng mất giá mà.
Trả lờiXóaTôi đồng ý với quan điểm rằng những người có tiền mới mua ô tô vì ô tô bây giờ vẫn được coi là 1 tài sản. Bỏ ra hàng tỷ đồng mua xe thêm mấy chục triệu chắc cũng không là vấn đề. Tại sao cứ không giải quyết được là cấm, là tăng. Sao không tập trung giải quyết tận gốc vấn đề. Đầu tư mở rộng đường xá, chuyển cơ quan hành chính ra ngoại thành, tăng cường các phương tiện công cộng. Tôi đi làm bằng oto cách nhà 15 km mất 30phút, bây giờ đi phương tiện công cộng mất 45- 60 phút tôi sẽ bán oto ngay.
Trả lờiXóaNếu Hà Nội phát triển ô tô cá nhân và tắc xi thì mặt đường không đủ chỗ để rải phương tiện này, cho dù để sát nhau, chưa nói là lưu thông, vì để lưu thông an toàn, mỗi xe lại cần diện tích mặt đường lớn hơn nhiều. Khi hạ tầng cơ sở phát triển, diệt tích mặt đường đủ rộng để đảm bảo mới nên cho phát triển loại phương tiện này. Tôi cũng muốn sắm ô tô nhưng thấy tình trạng giao thông hiện nay nên hoãn lại để một thời gian nữa sẽ mua.
Trả lờiXóaTôi nghĩ việc tăng phí trước bạ và tăng phí gửi xe là giải pháp chỉ có tác dụng tăng thu cho Thành phố, trước đây chúng ta đã thực hiện thuế nhập khẩu ô tô 200% mà lượng ô tô thực tế tăng theo hàng năm. Giá ô tô thì đáng vài mét đất. Nếu đất giá như hiện nay ô tô sẽ tăng nhiều mà giải tỏa làm đường thì khó thực hiện. Do vậy cần có giải pháp giải quyết tận gốc
Trả lờiXóatôi là người đã phải mua xe ô tô với giá đắt gấp 2.6 lần so với các nước khác. vậy nếu có tăng thêm một vài trăm triệu nữa tôi cũng vẫn mua. giải pháp này chỉ để tăng nguồn thu chứ không hạn chế được xe. dân ta đa số còn nghèo sao mua được ô tô. còn lại là một số người cần ô tô để phục vụ kinh doanh và số còn lại là có tiền (rất nhiều tiền) từ nhiều nguồn khác thì bao nhiêu cũng phải mua ô tô cho bằng được.
Trả lờiXóaTại sao HDND không nghĩ đến giải pháp phát triển giao thông công cộng, và có chính sách giảm dần xe máy?
Trả lờiXóaTôi rất đồng tình với các ý kiến trên. Cứ loay hoay quanh quẩn với những giải pháp tạm thời không mấy hiệu quả này. Phải nhìn rõ thực chất vấn đề thì mới giải quyết được tận gốc. Phải có giải pháp đồng bộ, liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, chứ tình trạng nhập cư tràn lan, không quản lý rồi cứ có đất là xây chung cư cao tầng trong thành phố mà chẳng tính đến các yếu tố khác như đường xá, hạ tầng... thì có mở rộng đường hay gì gì chăng nữa cũng không nổi với số dân đông đúc tập trung về các thành phố lớn ngày càng tăng như hiện nay.
Trả lờiXóaTôi rất đồng tình với các ý kiến trên. Cứ loay hoay quanh quẩn với những giải pháp tạm thời không mấy hiệu quả này. Phải nhìn rõ thực chất vấn đề thì mới giải quyết được tận gốc. Phải có giải pháp đồng bộ, liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, chứ tình trạng nhập cư tràn lan, không quản lý rồi cứ có đất là xây chung cư cao tầng trong thành phố mà chẳng tính đến các yếu tố khác như đường xá, hạ tầng... thì có mở rộng đường hay gì gì chăng nữa cũng không nổi với số dân đông đúc tập trung về các thành phố lớn ngày càng tăng như hiện nay.
Trả lờiXóaThat nuc cuoc khi dua ra phuong an phi cap bien oto len 10 lan so voi gia cap bien truoc day! neu nguoi dan da co tien mua o to thi cai bien co tang den 20 lan chang la gi, do vay thanh pho Ha noi nen nghi phuong an khac phu hop hon
Trả lờiXóatăng phí trước bạ làm sao mà hạn chế được xe. Nhầm cơ bản về phí và nhu cầu sử dụng xe. Khi đã có nhu cầu thì 20% chứ tăng 100% thì vẫn không có tác dụng vì hiện nay xe Viet Nam đã chịu các khoản thuế và đắt gấp 3 lần giá bán ở nước ngoài mà vẫn không hạn chế được thì có gấp 4 lần cũng vẫn thế thôi chứ tăng 20% phí trước bạ hiện hành có nhằm nhò gì đâu.
Trả lờiXóaTrong khi xe buýt chưa đáp ứng được lại hạn chế xe cá nhân? thu phí nhiều có hạn chế được xe ô tô cá nhân không?
Trả lờiXóaChang giai quyet duoc viec gi..., nguoi ta co the bo vai ti, hay vai tram trieu ra mua 1 cai xe oto thi viec phai bo ra them 20tr de dang ky la chuyen vo cung nho be....phai van hanh dong bo voi cac bien phap khac thi moi kha thi duoc
Trả lờiXóaTại mỗi vị trí có lưu lượng trông giữ xe cao như các trường đại học, bệnh viện, mất khoảng 5 người trông, mỗi ca có khoảng 1,000 xe x 3000đ/xe = 3,000,000đ / 5 người = 600,000,000đ/người x 30 ngày = 18,000,000đ/người/tháng. Mà con số thu nhập thức tế còn cao hơn rất nhiều. Như vậy có thể nhận thấy thu nhập của nhân viên trông giữ xe đạp cao hơn cả thu nhập của Tổng giám đốc các công ty nhà nước.
Trả lờiXóaNếu tăng phí trước bạ nhằm giảm ách tắc giao thông tại Hà Nội hiện nay ko khả thi. Người dân có tiền mua ô tô đâu tiếc mất thêm nhiều đó để đi đăng ký. Để giải quyết ách tác không còn cách nào khác phải đầu tư hạ tầng giao thông và tăng cường chất lượng dịch vụ các phương tiện công cộng. - Tăng mức phạt khi người tham gia giao thông vi phạm luật. ...
Trả lờiXóaTheo tôi giải pháp chống ùn tắc giao thông là cấm xe ôtô cá nhân lưu thông trong giờ cao điểm, chỉ cho phép ôtô cá nhân hoạt động sau 8:30 sáng đến 16:00 và sau 18:00. Họ có thể đi làm và về nhà trễ hơn một tí còn hơn phải nằm chờ ngoài đường do kẹt xe, tổn hao nhiên liệu, ô nhiễm môi trường.
Trả lờiXóaTôi không có ô tô nhưng cũng không ưa cái cảnh xe máy nườm nượp. Nếu phí tăng trước bạ ô tô (coi như dân chịu gánh nặng này đi) thì hãy cam kết tăng phương tiện công cộng thuận tiện đi, thành phố cũng phải có phần trách nhiệm nâng cao đời sống cho nhân dân, chứ không thể để dân gánh hết được. Lâu nay tôi thấy ngoài xe bus tăng đc một thời gian thì hình như chả có cải tiến gì khác cả.
Trả lờiXóaĐây chưa phải là giải pháp hữu hiệu, bởi vì người có nhu cầu thì họ sẽ tìm mọi cách để mua không xe hạng sang thì xe hạng trung bình hoặc có thể mua xe cũ ngoại tỉnh(điều này càng làm tăng ô nhiễm môi trường khu vực nội thành), người nhiều tiền thì đó lại là chuyện nhỏ không đáng gì,...
Trả lờiXóa